
Một số điểm cần chú ý khi lập kế hoạch quảng cáo trên truyền hình
Khi lập kế hoạch quảng cáo trên truyền hình cần phải thống nhất với kế hoạch truyền thông, kế hoạch marketing và kế hoạch công ty. Một kế hoạch quảng cáo sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như con người, thị trường, văn hóa…. Và một phần nào đó cũng phụ thuộc vào người phụ trách, các vị giám đốc, tôi không thể đánh giá nó hay hay nó dở vì chính những người đó họ hiểu khách hàng của họ hơn tôi.
Dưới đây là những kinh nghiệm mà Lửa Việt muốn chia sẻ với các bạn khi lập kế hoạch quảng cáo trên truyền hình:
1. Phân bổ ngân sách quảng cáo trên truyền hình
Chi phí quảng cáo trên truyền hình cao hơn rất nhiều so với chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác. Vì vậy, phân bổ ngân sách làm thế nào để tránh bị “hụt hơi” hoặc chưa đủ độ nhận biết đối với khán giả mục tiêu sẽ gây lãng phí rất nhiều. Thông thường, tùy từng ngành hàng, quảng cáo truyền hình sẽ chiếm từ 60% đến 80% ngân sách trong chiến dịch truyền thông.
2. Ngành hàng quảng cáo trên truyền hình
Không phải cứ quảng cáo trên truyền hình sẽ thu hút khách hàng mục tiêu. Càng không phải mặt hàng tiêu dùng là nên quảng cáo truyền hình. Việc quảng cáo trên truyền hình phụ thuộc chiến lược của từng công ty, chiến lược marketing cho từng loại mặt hàng, phụ thuộc giai đoạn sản phẩm / dịch vụ…
Thông thường, các mặt hàng/dịch vụ cần lượng nhiều người biết đến cùng một lúc, trong thời gian ngắn thì nên sử dụng quảng cáo truyền hình.
Các mặt hàng quảng cáo nhiều nhất trên truyền hình: Hàng tiêu dùng, Sữa, Dược phẩm, Viễn thông, Xe máy, Nước giải khát, Hóa mỹ phẩm.
Ta cũng có thể sử dụng quảng cáo truyền hình để xây dựng thương hiệu hoặc tái khẳng định thương hiệu.
3. Thời điểm quảng cáo trên truyền hình:
Phụ thuộc vào chiến lược của từng công ty, từng ngành hàng…
Thông thường, chiến dịch quảng cáo trên truyền hình nên bắt đầu trước khi vào thời vụ bán hàng (thời điểm tung hàng/dịch vụ, …) khoảng 1 tháng và kéo dài khoảng 2 tháng. Ban đầu sẽ phát sóng TVC 30 giây để người xem hiểu đầy đủ thông điệp quảng cáo của mình, sau đó phát sóng TVC 15 giây để tiết kiệm chi phí quảng cáo.
4. Mức độ quảng cáo trên truyền hình hiệu quả:
Mức độ quảng cáo là mức độ truyền đạt thông điệp quảng cáo được hiệu quả đến với đối tượng quảng cáo. Hiệu quả là sự nhớ và cơ hội dùng thử nhãn hiệu. Mức độ quảng cáo được phân tích trên hai khái cạnh: Số lần xem quảng cáo hiệu quả (Effective Frequency) và Tổng số đối tượng quảng cáo nhắm tới (Effective Reach)
Mức độ quảng cáo hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố: Môi trường quảng cáo (chương trình phù hợp), Nội dung sáng tạo, mức độ cạnh tranh, quan hệ nhãn hiệu với đối tượng quảng cáo,…
5. Chu kỳ thời gian quảng cáo trên truyền hình:
Có 3 phương án cho việc chọn cách thức lập kế hoạch phát sóng quảng cáo trên truyền hình.
– Quảng cáo trên truyền hình liên tục:
• Ưu điểm: duy trì hình ảnh nhãn hiệu trong tâm trí đối tượng quảng cáo.
• Nhược điểm: cần nhiều ngân sách quảng cáo, mức độ quảng cáo dễ thua đối thủ áp dụng phương pháp quảng cáo từng đợt trong một số thời điểm…
– Quảng cáo trên truyền hình theo từng đợt:
• Ưu điểm: Tập trung QC đúng lúc cho các thời vụ bán hàng nhiều, nhanh chóng được biết đến trên thị trường do mức độ QC nhiều.
• Nhược điểm: Dễ bị quên đi trong lúc không QC (không còn QC, đối thủ xuất hiện…)
– Quảng cáo trên truyền hình có tập trung theo đợt:
Phương pháp hoàn hảo, tránh được các nhược điểm của 02 phương pháp trên